28.01°C
SP_WEATHER_THứ_6
25.14°C / 35.56°C
SP_WEATHER_THứ_7
24.66°C / 37.07°C
SP_WEATHER_CHủ_NHậT
25.58°C / 35.84°C
SP_WEATHER_THứ_2
25.63°C / 34.33°C
SP_WEATHER_THứ_3
25.44°C / 36.68°C
SP_WEATHER_THứ_4
25.65°C / 36.35°C
SP_WEATHER_THứ_5
26.39°C / 37.6°C

Sau ‘Đốt Lò’, Việt Nam phải cải cách gì để ngăn chặn tham nhũng? | VOA Tiếng Việt

Sau ‘Đốt Lò’, Việt Nam phải cải cách gì để ngăn chặn tham nhũng? | VOA Tiếng Việt
Một số nhà bình luận nói với VOA rằng công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam, còn gọi là “đốt lò”, chưa và có lẽ sẽ không làm thay đổi triệt để tệ nạn này vì vẫn chưa thấy bóng dáng của những cải cách mang tính gốc rễ về thể chế và quyền giám sát của cả các cơ quan nhà nước lẫn của người dân. Trong số ba vị chuyên gia mà VOA phỏng vấn hôm 29/1, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, cựu Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương, đưa ra quan sát tích cực nhất về chiến dịch chống tham nhũng do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trong chỉ đạo trong nhiều năm qua đến nay. Ông cho rằng chiến dịch này nhận được sự hưởng ứng của toàn dân và “có tác động tích cực làm bộ máy trong sạch hơn”. Sự nhũng nhiễu đã “giảm rõ rệt”, các bộ, ngành địa phương “có tiến bộ” trong nỗ lực làm việc và được các doanh nghiệp xác nhận, ông Doanh nói. Thiếu giải pháp từ gốc Trong khi đó, hai ông Nguyễn Quang A và Trần Quốc Quân, đều là doanh nhân kỳ cựu và vẫn thường bình luận về thời cuộc Việt Nam, nhận xét rằng “đốt lò” đã kéo dài nhiều năm nhưng không hiệu quả vì không ngăn chặn được từ gốc, tức là “nơi sinh ra củi”, nên “khó chống được triệt để”. Doanh nhân-nhà văn Trần Quốc Quân nói cụ thể: “Chính thể chế sinh ra điều kiện tạo ra tham nhũng. Nếu không có biện pháp thay đổi từ gốc, cuộc ‘đốt lò’ cứ đốt mãi, đốt mãi, tham nhũng cũng khó có thể hết được. Nhưng như các cụ nói ngày xưa, có còn hơn không. Nếu không có ‘đốt lò’, sẽ tái hiện lại tình trạng tham nhũng khủng khiếp của năm 2010-2012”. Với hiểu biết của người từng sống và làm ăn trong hàng chục năm ở đất nước Ba Lan đã chuyển đổi thành công từ chế độ cộng sản sang thể chế tư bản-dân chủ, ông Quân dự báo việc thay đổi về gốc rễ ở Việt Nam sẽ không diễn ra trong ngày một ngày hai. Doanh nhân này, hiện có những dự án đầu tư ở Việt Nam, nhìn nhận rằng chế độ chính trị hiện nay sẽ “khó thay đổi trong thời gian trước mắt”, nhưng vẫn có thể cải cách một số lĩnh vực: “Thay đổi về quy định pháp luật có thể hạn chế tham nhũng. Ví dụ, quốc hội cứ bàn mãi về sở hữu toàn dân đối với đất đai mà không đưa đến thay đổi cơ bản. Đất đai chính là mỏ vàng để quan chức lãnh đạo từ trung ương đến địa phương tham nhũng rất lớn. Các đại biểu quốc hội, hồi đồng nhân dân các cấp rất ngại động vào cái bánh sinh ra miếng ăn cho cả hệ thống quan chức”. Quan trọng không kém là cần đưa ra quy định nói rằng kinh tế nhà nước cũng chỉ đứng ngang hàng các thành phần kinh tế khác, theo ông Quân: “Chưa dám nói đến thay đổi căn bản về thể chế, về chế độ, thì cũng cần giảm sự lũng đoạn của cơ sở kinh tế nhà nước, không khẳng định kinh tế quốc doanh làm chủ trong hệ thống kinh tế-xã hội, không được khẳng định nó như là sự độc tôn của chế độ xã hội”. Nói rộng hơn, cái gọi là “sở hữu toàn dân” cần bị xóa bỏ, vẫn ý kiến của ông Quân: “Toàn dân chẳng được hưởng gì cả. Chỉ có lợi lộc cho hệ thống quan chức đục khoét cái mỏ vàng ấy để tham nhũng”. Từ góc nhìn của mình, tiến sĩ Nguyễn Quang A lưu ý với VOA về điều quan trọng số 1 đối với việc chống tham nhũng, hay nói thiết thực hơn là làm giảm tham nhũng ở Việt Nam, là phải có thượng tôn pháp luật, không ai đứng trên pháp luật. Yếu tố thứ hai, theo lời vị tiến sĩ, người cũng là một nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội, đó là sự giám sát lẫn nhau: “Việc này có hai ý. Một là các cơ quan nhà nước giám sát lẫn nhau, cái này kiểm soát cái kia, quốc hội kiểm soát hành pháp… Thứ hai, nhân dân với tư cách là người làm chủ có quyền giám sát. Nhân dân phải được tự nguyện tổ chức lại, đấy là các tổ chức xã hội dân sự, họ có đủ nguồn lực để giám sát, phân tích, khảo sát… Những người dân thường rời rạc như những chiếc đũa không có khả năng làm việc đấy”. Bên cạnh đó là yếu tố thứ ba giúp sức đắc lực cho việc giám sát, được tiến sĩ Quang A chỉ ra là tự do báo chí: “Báo chí của người dân để làm những việc như vậy, tức là báo chí độc lập. Có 3 yếu tố đấy thì tham nhũng có thể giảm được. Tôi không nói là tham nhũng có thể diệt được vì tham nhũng dính đến quyền lực. Chừng nào còn có quyền lực, còn có tham nhũng”. --- VOA Tiếng Việt - Cập nhật thông tin trung thực, đa chiều về tình hình Việt Nam, quốc tế. Tin tức Biển Đông. Phóng sự đặc biệt về nhiều đề tài: khoa học-công nghệ, giáo dục, đời sống, xã hội, thương mại, sức khoẻ, văn hoá, giải trí… Hỏi đáp trực tiếp 🙋 qua Facebook Live https://bit.ly/3f603Y4 và YouTube Live https://bit.ly/3D1eHwi với khách mời VOA xoay quanh các chủ đề y học, du học Mỹ, di trú Mỹ và kinh tế. 🛎 Đăng ký và nhấn chuông để cập nhật các tin tức mới nhất: https://bit.ly/VOATiengVietYouTube Theo dõi VOATiengViet trên: ➡️ Website https://www.voatiengviet.com/ 🔓 Proxy vượt tường lửa vào website: https://bit.ly/VOATiengViet3 Và các trang mạng xã hội: ➡️ Facebook https://bit.ly/3FcMSPy ➡️ Instagram https://bit.ly/3qbjZiq ➡️ Twitter https://bit.ly/3qaDmYV Tải ứng dụng VOA Tiếng Việt trên: ➡️ App Store https://bit.ly/VOAAppA ➡️ Google Play https://bit.ly/VOAAppG #VOATIENGVIET #TinTuc #TinTức #ThoiSu #ThờiSự #VOA #News

Related Articles